Thị trường tôn mạ màu năm nay có gì thay đổi chúng ta cùng xem qua nhưng số liệu dự báo đầu năm nay nhé.
Ngày trước thì trong xây dựng chủ yếu dùng tường gạch và xi măng hay gói bờ lô để lợp mái. Nhưng công nghiệp ngày nay đã thay đổi rất nhiều bằng việc các vật liệu mới nhẹ hơn độ bền cao hơn, xây dựng nhanh hơn, tiện lợi hơn. Với tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng cao, các khu công nghiệp mọc ra rất nhiều và chủ yếu sử dụng các vật liệu tôn kẽm hay tôn mạ màu để lợp mái thậm chí còn dùng tôn để làm tường bao che.
>> Bảng báo giá tôn mạ màu Poshaco
Với việc sử dụng tôn mạ màu đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Độ bền cho sử dụng lâu dài, có khả năng chống thấm chống nóng
– Dễ dàn thi công lắp đặt và thay thế nhanh ( với tường bằng bê tông hay xây gạch thì sửa chữa thay thế rất phức tạp)
– Tính thẩm mỹ khá cao, với những công trình như nhà xưởng nhưng vẫn cần đảm bảo tính thẩm mỹ, tôn mạ màu đáp ứng được vấn đề này
Mặc dù sản xuất tôn màu trong nước trong một vài năm trở lại đây có sự tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng đủ và thiếu ổn định nên lượng tôn nhập khẩu tăng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 22 nhà máy sản xuất tôn mạ kẽm, mạ màu nhưng phần lớn tập trung ở khu vực phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, TP.HCM, Long An…
Trong khi cả khu vực phía Bắc hiện chỉ có một số nhà máy sản xuất tôn màu là Cty Poshaco, Cty Tôn Hoa Sen, Cty Việt Pháp, VNsteel Thăng Long… với tổng công suất xấp xỉ 155 nghìn tấn tôn mạ kẽm, 35 nghìn tấn tôn mạ màu (chiếm 25% trong toàn quốc). Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà máy này chưa đáp ứng đủ nhu cầu tôn màu tại thị trường phía Bắc do đó, nhiều nhà máy cán sóng phải nhập khẩu hoặc đặt hàng từ miền Nam mang ra nên chi phí phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu cũng như chi phí vận chuyển từ Nam ra Bắc cũng khá lớn.
Để góp phần làm phong phú vật liệu tôn mạ màu, tôn mạ kẽm cũng như đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường phía Bắc, nhiều Cty đã tập trung đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm sản xuất ra những sản phẩm tôn đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng. Nhiều sản phẩm xuất hiện trên thị trường thời gian gần đây đã và đang được khách hàng tin tưởng lựa chọn như tấm lợp cách nhiệt, cách âm 3 lớp, 11 sóng dân dụng (tôn mát) được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản JIS G3141; G3302; G3312 của Cty Liên doanh Việt – Hàn Poshaco (Hải Dương).
Hay như sản phẩm tôn mạ kẽm sơn màu được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM/A755M-03 (Mỹ) và tôn mạ kẽm được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3302 của Cty Liên doanh tôn Việt – Pháp (Hải Phòng). Cấu tạo của các loại tôn này gồm Tôn + PU + PVC/ Aluminium paper. Lớp sơn phủ bề mặt sản phẩm đóng vai trò rào cản trước tác động bất lợi từ môi trường, có khả năng kháng nhiệt hiệu quả trước các tia tử ngoại, mang lại an toàn cho con người trong môi trường lao động và sinh hoạt.
Lớp PU làm vật liệu cách âm, cách nhiệt. Lớp giấy PVC hoặc giấy màng nhôm được chọn lựa để cán ép phía dưới tấm lợp tạo nên một kết cấu bền vững với bề mặt sáng, mang lại nét thẩm mỹ cho không gian nội thất, thay thế tấm trần được làm bằng các vật liệu thông thường, mang lại phong cách và thẩm mỹ kiến trúc cho nhà dân dụng. Ngoài ra, tôn mạ kẽm và tôn mạ màu còn sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, đồ gia dụng, trang trí nội thất và làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.
Một chủ thầu xây dựng tại Q.Thanh Xuân cho biết, họ cũng đã sử dụng tấm tôn lợp được sản xuất trong nước cho một số công trình và thấy khá hiệu quả. Với giá thành khoảng từ 170 – 180 nghìn/m2 (thấp hơn sản phẩm nhập khẩu), không chỉ tiết kiệm chi phí khi hoàn thiện mà chất lượng, thẩm mỹ của công trình được đảm bảo, đặc biệt mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm tôn mạ kẽm tại thị trường Việt Nam đến năm 2015 sẽ đạt 450 nghìn tấn; năm 2020 đạt 600 nghìn tấn và đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 720 nghìn tấn. Đối với sản phẩm tôn mạ màu sẽ đạt 700 nghìn tấn năm 2015; năm 2020 đạt 950 nghìn tấn và đến năm 2025 sẽ đạt 1,1 triệu tấn. Trước tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ tôn mạ trên, có thể thấy rằng nhu cầu tôn mạ tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và tại thị trường miền Bắc sẽ rất lớn, sẽ là cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư khai thác, xây dựng các dự án sản xuất vật liệu tôn lợp trong tương lai.
Nguồn: http://poshaco.com/thi-truong-ton-ma-mau-tai-viet-nam-co-gi-thay-doi-nam-2016/a1320677.html