Ngược dòng lịch sử
Những năm đầu thế kỷ trước, phong trào Duy Tân được lan truyền khắp mọi nơi trên khắp đất nước Việt Nam. Cụ Phan Bội Châu là người khởi xướng phong trào Đông Du, cụ đưa rất nhiều thanh niên của đất nước sang Nhật Bản sinh sống và học tập. Ba thanh niên Nguyễn Thức Canh, Lê Khiết, Nguyễn Điển được cụ Phan Bội Châu bí mật đưa sang đất nước Nhật Bản đầu tiên (10-1905). Sau đó là 5 người tiếp theo, gồm cả 2 người con của của Lương Văn Can: Lương Nghị Thanh và Lương Ngọc Quyến. Vào năm 1906, Hội chủ hội Duy Tân là Cường Để cũng bí mật sang Nhật Bản. Năm 1908, 200 lưu học sinh của Việt Nam được cụ Phan Bội Châu đưa sang Nhật học tập, trong số này có khoảng 100 người thuộc miền Nam Việt Nam.
Tuy phong trào Đông Du chỉ hoạt động 4 năm nhưng chúng ta có thể thấy đây là những con người Việt Nam đầu tiên vì mưu cầu kiến thức để giúp đỡ quê nhà mà sẵn sàng chịu vượt bao chặng đường gian nan để đến được bến bờ của tri thức. Vô hình chung họ đã mở ra con đường đi học tập ở nước ngoài, cụ thể ở đây là nước Nhật, và cụm từ “du học Nhật Bản” có thể xem là được hình thành từ những ngày đầu đầy gian khó này.
Những miếng gạch đầu tiên
Lật sang trang sử mới, vào thời kỳ đổi mới của đất nước, cũng có nhiều người, nhiều mạnh thường quân đã đặt nền móng cho việc du hoc o Nhat Ban của các thế hệ sau rộng mở hơn, tiếp bước cụ Phan Bội Châu ngày nào. Đó là thầy Nguyễn Đức Hòe là một số những người tiên phong trong việc đưa các du học sinh Việt Nam sang Nhật được học tập. Thầy là hiệu trưởng trường Nhật ngữ Đông Du
Trường Đông Du đã mở ra một thị trường du học đầy tiềm năng, với các học bổng du học Nhật Bản luôn được các bạn du học sinh quan tâm.
Từ sự hình thành sơ khai về việc du học của cụ Phan Bội Châu, tới người đặt nền móng đầu tiên, rất nhiều, rất nhiều học sinh Việt Nam được tiếp thu những kiến thức quý giá để dựng xây nước nhà, và nhiều hoi du hoc sinh Nhat Ban cũng được hình thành từ những ngày đầu sơ khai này.
Theo